





Một trong số những tập thơ nổi bật nhất của Tagore phải kể đến The Gardener (Người làm vườn) với bài thơ số #28 đã trở thành kinh điển. Những bài thơ trong tập này dành sự tôn vinh tình yêu nhân loại và đề cao đối với mối quan hệ mật thiết giữa con người và vũ trụ. Bằng cách sử dụng ngôn từ vô cùng đẹp đẽ để miêu tả về tình yêu đôi lứa, ông đã ẩn dụ về sự trân trọng hết mực dành cho muôn loài, bao gồm nhân loại, thiên nhiên, vũ trụ và sự sống.
Bạn đang xem: 40 bài thơ tình hay nhất mọi thời đại lãng mạn, ngọt ngào đến tan chảy
Tình yêu quảng đại ấy như một liều thuốc quý hiếm giúp những vần thơ của ông mang đầy tính chuyển biến thú vị, bày tỏ một cách sâu sắc cảm xúc dạt dào về thể xác và tinh thần đối với từng vật thể trong cuộc đời này. Và dù rằng đối phương không thể nhận biết hay không đủ khả năng đáp lại tình yêu lớn lao đó, nhà thơ cũng không thể nào từ bỏ cảm xúc dành cho nàng. Đôi lúc, ông còn sợ rằng nếu không tiếp tục cố gắng, nàng sẽ nghĩ rằng những vần thơ đong đầy cảm xúc thể hiện tình yêu vĩnh hằng của mình là một trò lừa dối.
Việc sáng tạo tầng tầng lớp lớp chi tiết và ý tưởng về một tình yêu quảng đại, giúp con người trở nên nhân văn và đến gần với những giá trị tốt đẹp, không lạ gì khi Tagore trở thành một trong những nhà thơ và triết gia có ảnh hưởng lớn đến với nền văn học thế giới.
Bản dịch của Thái Bá Tân:
Mùa thu đến, lá trong vườn đã rụng, Lá vàng bay, bay theo gió. Ngoài đồng Phía xa xa, ngay sát rìa thung lũng, Đang khoe mình, đỏ rực cả hàng phong. Anh khẽ nắm bàn tay em – một lúc Buồn và vui lẫn lộn. Giữa trời chiều Anh nhìn em, khóc lên vì hạnh phúc, Vì vụng về không biết nói anh yêu…
Aleksey Konstantinovich Tolstoy (thường được gọi là AK Tolstoy) là bá tước, nhà thơ, nhà văn, viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Petersburg và một trong những nhân vật làm rạng danh dòng họ Tolstoy vào thế kỷ 19. Ngoài ra, ông còn có những tác phẩm nổi bật nổi bật trong lĩnh vực âm nhạc, thơ châm biếm và tiểu thuyết lịch sử. Những tác phẩm thiên về lịch sử của ông hiện nay trở thành một phần quan trọng trong chương trình văn học phổ thông ở nước Nga.
Là họ hàng xa của Lev Nikolayevich Tolstoy, ông được tiếp xúc với giới thượng lưu, hoàng tộc và dành nhiều thời gian sinh sống cũng như làm việc tại Tây Âu. Từ khi còn rất nhỏ, AK Tolstoy đã phải chuyển chỗ ở nhiều nơi do biến cố của gia đình. Tuy vậy, chính điều này lại tạo cơ hội cho ông được tiếp xúc với rất nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, Pháp và Đức. Đến năm sáu tuổi, ông đã có rất nhiều bài thơ đến người lớn cũng bất ngờ. Suốt quãng thời niên thiếu, ông kết bạn cùng với những người thừa kế của hoàng gia. Với tài năng của mình, ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã gây ấn tượng với những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong văn đàn thời bấy giờ như Goethe, Vasily Zhukovsky và cả Puskin. Tất cả họ đều ấn tượng với tài năng nổi bật và nhiệt tình cho ông nhiều sự hỗ trợ cũng như lời khuyên trong sự nghiệp.
Với lối tư duy khoa học đầy chuẩn mực, tất cả những tác phẩm ông viết – tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ – đều cho thấy sự hòa hợp giữa lời lẽ và cảm xúc. Dù rằng trong sự nghiệp, ông chỉ dành một phần rất nhỏ sự chú ý dành cho thơ ca, nhưng những bài thơ của ông, hầu hết là thơ tình, đều trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong nền văn học lãng mạn thế giới.
Xem thêm: Sao Kê Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Định Pháp Luật Về Sao Kê? Thủ Tục Nhận Sao Kê Ra Sao
Bản dịch của dịch giả khuyết danh:
Em bảo anh đi đi, Sao anh không đứng lại? Em bảo anh đừng đợi, Sao anh lại về ngay?
Ôi lời nói gió bay, Đôi mắt huyền đẫm lệ. Sao mà anh ngốc thế Không nhìn vào mắt em?
Silva Kaputikyan là một nhà thơ và nhà hoạt động chính trị người Armani. Bà là một trong những cây viết nổi tiếng nhất của Armani trong thế kỷ 20, cũng như “nhà thơ tiên phong của đất nước” và “người đàn bà của nền thơ ca Armani thế kỷ 20”. Mặc dù là thành viên của đảng Cộng Sản, bà cũng được đảng Dân chủ Armani dành nhiều lời tán dương và ca tụng. Những tuyển tập thơ của bà đóng vai trò quan trọng trong nền văn học cổ điển nước nhà, cũng như được dịch và phát hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng sự ảnh hưởng của mình, bà truyền tải những thông điệp chính trị và văn hóa đến mọi người.
Trong sự nghiệp, tổng cộng bà phát hành hơn 60 quyển sách tiếng Armani và một số bằng tiếng Nga. Chủ đề xuyên suốt trong những vần thơ của bà là niềm tự hào dân tộc và tình yêu con người. Sử dụng ngôn từ khéo léo, thể hiện thái độ tích cực và lạc quan, bà luôn quan tâm đến việc hướng độc giả vào những giá trị quan trọng của một dân tộc như văn hóa, lịch sử và bồi dưỡng nhân cách con người. Những bài thơ về tình yêu đôi lứa chứa chan đầy cảm xúc lãng mạn, hờn giận hay ghen tuông, dù chỉ chiếm số ít trong sự nghiệp của bà, cũng góp phần thể hiện thế giới quan đặc sắc và độc đáo vô cùng của một người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn.
Nhạc sĩ Vũ Thành An đã dựa trên ý tứ của bài thơ này để phổ nhạc, sáng tác bài hát mang tên Bài Không Tên Số 50, nhận được rất nhiều sự yêu thích của khán giả mọi lứa tuổi.
Bài hát “Bài Không Tên Số 50” – ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung
Đặc biệt, bản dịch bài thơ của bà ra tiếng Việt mang tên Em bảo anh đi đi dù vô cùng nổi tiếng trong văn hóa đại chúng nhưng cho đến nay, vẫn chưa ai thực sự biết chính xác tên của dịch giả. Có rất nhiều tranh cãi đã chỉ ra bản dịch này của nhà thơ Xuân Diệu hay giáo sư Hồ Ngọc Đại, nhưng người trong cuộc vẫn nhất mực cho rằng không phải. Vì vậy, bản dịch bài thơ mà phần lớn người Việt đều biết đến này vẫn được đề tên khuyết danh.
Bài viết: Gấu Trúc Minh họa: Lệ LinNguồn tham khảo: thivien, wikipedia, booksummary.